Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

CLB 2N: Chiều ngoại ô mascơva

Buối sinh hoạt CLB hôm nay mời các bạn thưởng thức bài hát “Chiều ngoại ô Mascơva” ( Подмосковные вечера). Tôi biết là người VN chúng ta (và cả người Trung Quốc)  đều thích nghe và nhiều khi thích hát bài này, nhưng trước hết tôi muốn tặng các bạn đã từng sống và học tập ở thủ đô Mascơva – các bạn Internat và các bạn SV học ở các trường ĐĐH Mascơva thời ấy. Mời các bạn và tất cả các bạn khác thưởng thức những videoclip dưới đây (song không những Nghe mà còn Nhìn những hình cảnh tuyệt đẹp của thủ đô Mascơva, để nhớ lại thời học simh và sinh viên tươi trẻ và cũng tuyệt đẹp của mình):
  1. Подмосковные вечера, hát bằng tiếng Nga, có lời tiếng Nga đi kèm trên màn hình:
2.  Chiều ngoại ô mascơva, mở đầu hát bằng tiếng Nga, sau đấy bằng tiếng Việt, có loi tiếng Việt đi kèm:


3. Moscow Nights, nửa đầu bài hát bằng tiếng Anh, sau đấy bằng tiếng Nga.

3.

Và trước khi ra về mời các bạn nhớ lại thời SV đầu những năm 60 thế kỷ trước. Hồi ấy chúng ta ai mà chả thích nghe nữ ca sĩ nổi tiếng Maia Kristalinskaia (Maйя Кристалинская) hát những bài ca trữ tình, nhất là bài “Yêu Anh” (Люблю Тебя). Сác bạn nghe để nhớ lại nhé, chỉ tiếc là tôi không tìm được clip “hiện đại: và đẹp hơn, nhưng trên màn hình là những hình ảnh nữ ca sĩ này (xin loi, toi khong tai duoc video nay len, cac ban vao theo duong link):

https://www.youtube.com/watch?v=Ub6q8gWrQo4

Vài lời giới thiệu thêm về bài hát "Chiều ngoại ô Matxcơva" (trích 1 đoạn từ bài trên Blog LE TIEN HOAN):

.... Một ca khúc được “cứu” khỏi sọt rác!

Năm 1955, người ta quay một bộ phim tài liệu về thể thao, và, trong bối cảnh những năm ấy, khán giả thường rất vắng bóng trên các sân vận động để theo dõi thi đấu điền kinh, những nhà làm phim sợ rằng, bộ phim sẽ không được để ý nếu không lồng vào đó đôi chút lãng mạn với những bản tình ca.
Chính vì thế, nhạc sĩ Vasily Soloviov-Sedoi (1907 - 1979) đã nhận được đơn đặt hàng: viết một số ca khúc cho bộ phim, trong đó có một bản tình ca êm dịu trên nền hình ảnh những vận động viên đang nghỉ ngơi tại một thành phố ngoại ô Matxcơva sau khi thi đấu.

Bấy giờ, nhạc sĩ Soloviov-Sedoi đang ở Komarovo, ngoại ô Leningrad. Ông đã cùng nhà thơ Mikhail Matusovsky (1915 - 1990) nhận và “làm” ca khúc theo đơn đặt hàng. Matusovsky vốn là nhà thơ viết lời cho rất nhiều bài hát trong phim, người có sở trường “lãng mạn hóa” bất kỳ một đề tài thời sự nóng bỏng nào.

Và cùng với 5 bài hát vui nhộn khác của bộ phim, “Chiều ngoại ô Matxcơva” đã ra đời với bốn khổ thơ nói về một buổi chiều hè yên tĩnh, một dòng sông đầy ắp ánh trăng bạc, một đôi trai gái tâm tình cho đến khi trời sáng. Cô gái ngước mắt nhìn người thương qua đôi bím tóc. Họ tâm tình bằng sự lặng im, chỉ có tâm hồn là nói với nhau nhiều điều.

Sau khi nghe bài hát, lãnh đạo xưởng phim tài liệu đã mời nhà thơ và nhạc sĩ đến Matxcơva dự họp. Họ bảo: “Thưa Vasily Pavlovich (Soloviov-Sedoi), đồng chí là tác giả rất nhiều ca khúc phim hay mà lần này lại viết một bài ẻo lả yếu đuối quá, nên chúng tôi không chắc là có nên đưa bài hát này vào phim hay không” (Trích hồi ký của nhà thơ Matusovsky).

Cuối cùng, người ta vẫn đưa bài hát vào phim, nhưng nó gần như bị quên lãng, không ai nhắc tới.

Có lẽ, một tác phẩm nghệ thuật cũng có số phận như một con người, cần gặp thời, gặp thế, và cần có một cơ duyên để có thể sống được. Và cơ duyên của “Chiều ngoại ô Matxcơva” chính là ca sĩ nổi tiếng - nghệ sĩ nhân dân Nga Vladimir Konstantinovich Troshin (1926-2008). Ông là người đã “cứu” bài hát này.

Theo lời kể của nhà nghiên cứu âm nhạc Iury Biryukov, tí nữa thì nhạc sĩ Soloviov-Sedoi, cha đẻ của ca khúc, đã “ném đứa con tinh thần của mình vào sọt rác” vì quá thất vọng.

Nhưng khi ca sĩ Troshin nghe được bài hát, ông lập tức thuyết phục nhạc sĩ để ông thử hát bài này. Sau đó một thời gian, khi đài phát thanh đề nghị ghi âm một số ca khúc trong phim với sự trình bày của Troshin, ông đã đề nghị được hát “Chiều ngoại ô Matxcơva” bằng được.

Và “Chiều ngoại ô…” đã gặp thêm một cơ may nữa, đó là sự ủng hộ của Viktor Knushevitsky (1906-1974), nhạc trưởng, chỉ đạo nghệ thuật dàn nhạc của đài phát thanh toàn Liên bang. Ca sĩ hồi tưởng lại:

“Sau khi hát thử hết bài, tôi hỏi Knushevitsky: - Bây giờ ta thu thật chứ?

- Đã thu âm rồi.

- Sao? Chúng ta mới hát thử thôi mà…

- Tốt cả rồi. Cậu hãy về đi, sáng mai nghe bài hát của mình. Rồi sẽ có nhiều người gọi điện cho cậu đấy.

Và đúng là, ngay sáng hôm sau ca khúc “Chiều ngoại ô… “ đã được phát… Rồi những cú điện thoại. Điện thoại của tôi bị nung bỏng cả lên.

- Bài hát kỳ diệu quá! Hay vô cùng!

Tất cả là nhờ Knushevitsky, người đã viết phối khí cho ca khúc, và điều khiển dàn đồng ca nữ kết hợp nhuần nhuyễn cùng giọng hát của tôi. Thật là thiên tài!”...........

16 nhận xét:

  1. Cám ơn ĐVH đã gợi nhớ về một thời trẻ trung của rất nhiều chúng ta trên đất NGA!

    Trả lờiXóa
  2. Đang xem OLYMPIC ở SOCHI ,lúc nghỉ vào nghe nhạc ở blog của VH .ko biết ai đưa bài thơĐỢI ANH VỀ của K. XIMONOV lại ghi là K.SINIONOV làm tác giả bài thơ chắc cũng buồn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đấy chỉ là một sai sót nhỏ khi ai đấy phiên âm thôi, nên Nhà thơ chắc không để ý gì đâu. Cảm ơn Như Thanh đã vào CLB nghe nhac nghỉ giải lao giữa các trận đấu Olympic.

      Xóa
  3. Cám ơn ĐVH, tôi đã nghe bài hát này không biết bao nhiêu lần mà không thấy chán, không những nghe mà còn thuộc hết lời của bài. Ở Clip này tôi đã thấy lại được những con đường, góc phố đã từng in dấu chân chúng ta, đâc biệt, tôi thấy lại đồi Lenin, trường MGU, nới tôi đã học. Tất cả cảnh đẹp, lời bài hát đã đưa tôi về với thời sinh viên xa xưa tuyệt đẹp.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi không được học và sông lâu trên đất Nga, thời gian dài nhất ở Mascova chỉ là 4 tháng ( năm 1986) đi dự một lớp học do Bô NG LX đài thọ, nhưng nước Nga và thu đô Mascova để lại trong tôi nhưng ký ức dịu êm không phai nhạt trong cuộc đời tôi. Tôi đã có những buổi chiêu đi bên dòng sông và âm thầm cất lên bai hát " Chiều ngoại ô Mascova" ,chiều Mascva là một chiêu vắng thanh bình, tôi nhớ và hay hát lại bài hát này. Cám ơn Hùng cho nghe lại bai ca đã đi cùng năm tháng với dân VN, nhất là giới sinh viên đã theo học bên đó.

    Trả lờiXóa
  5. Cám ơn ĐVH, tôi nghe bài Подмосковные вечера lần đầu tiên ở МГУ, hình như năm 1959 thì phải. Chào !

    Trả lờiXóa
  6. Em cũng hay hát bài chiều Mátkova. Ai đi Nga hoặc học tiếng Nga cũng thích bài đó anh ạ. Sâu lắng quá!

    Trả lờiXóa
  7. Cảm ơn tất cả các bạn đã vào CLB nghe ca hát. Tôi biết ngay là các bạn Internat sẽ rất thích nên đã tặng riêng các bạn. Còn bạn Công Lý thì cũng như nhiều người chúng ta, chỉ cần một lần đặt chân đến Mascơva thì sẽ không bao giờ quên được Thành phố to lớn và tráng lệ này. Để nhớ lại Mascơva không có gì hay hơn là nghe bài “Chiều ngoại ô Mascơva”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân internat chúng tôi khi đó cả ngay ai cũng hát bài này một cách hào hứng, kể cả các em nhỏ cũng hát, vĩ các em ấy ít hát lắm. Bây giờ nhớ lại thấy thật vui. Chào !

      Xóa
  8. Rất tiếc mic của máy tính tôi bị hỏng nên không nghe được, khi khác tôi vào nghe bạn nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi rất thông cảm với bạn, máy của tôi mấy hôm nay cũng trục trặc nên entry này cũng phải đăng nhờ từ máy hang xóm đấy. Chúc bạn ngon giấc (bên nhà bây giờ đã gần 2 giờ sang rồi), mai sửa máy rồi vào đây “nghe nhìn” để nhớ lại những kỷ niệm một thời tươi trẻ ở thủ đô Mascơva lộng lẫy thanh bình.

      Xóa
    2. Tôi muốn viết COM về bài hát này, thực ra là 1 bài sưu tầm được, cho nên viết vào đây thì dài quá, có lẽ tôi viết trong blog của tôi lúc nào bạn sang xem nhé. Nếu muốn bạn có thể đưa vào cuối entry của bạn luôn cũng được.

      Xóa
    3. Bạn làm giúp tôi việc này nhé – copy com dài của bạn vào cuối entry này của tôi. Cảm ơn bạn trước.

      Xóa
    4. Tôi đưa vào rồi, bạn đọc chưa?

      Xóa
  9. Thế là CLB 2N chính thức trình Làng vào dịp Tết Giáp Ngọ (hôm 04/02/2014) sau có 7 ngày (11/02) đã sinh hoạt được 3 lần; mà lần nào cũng rất chất lượng. Thế mới biết ông chủ CLB 2N bạn ĐV.Hùng còn "sung sức lắm", rất lãng mạn và trẻ trung. Các cụ Cu Lờ ở VN còn tấm tác khen ông Chủ CLB 2N (mình "dịch nghĩa" 2N là "2 Ngon" (Ngon mắt &Ngon tai), thì các "cô gái tóc vàng" ở U thì phải say như "điếu đổ" ấy chứ. Nói đùa cho vui thôi. Còn nói "nghiêm (văn) chỉnh" là cả 3 kỳ CLB mình đều thích; nhưng 2 kỳ cuối thì mình thích hơn, (Bài hát hay, cảnh đẹp, bài viết giới thiệu của Chủ nhân rất súc tích... Về từng bài, các bạn đã comment và như đã "nói hộ " mình rồi.
    Chúc ông Chủ CLB "2 lờ ngắn" (2N),sung sức để duy trì sinh hoạt CLB đều đều.

    Trả lờiXóa
  10. CLB 2N rất vinh hạnh hôm nay được cụ Phó Làng đến thăm và động viên. Với tinh thần XHCN thay mặt BQT tôi xin hứa là sẽ : tích cực, lỗ lực phấn đấu, đấu tranh nội bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, ít nhất là 100, 99%! Xin đề nghị Ban lãnh đạo Làng QL luôn quan tâm, theả “rõi” hoạt động của CLB, thỉnh thoảng “rẽ” vào thăm để cùng Ban lãnh đạo CLB chúng tôi vừa “nâng lên đặt xuống” (trong tưởng tượng) vừa Nhìn và Nghe các “em” ca hát, nhảy múa. Rất hân hạnh được đón tiếp!

    Trả lờiXóa