Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

CLB 2N: VU TRU (Phần 2)



Trong phần 1 bằng những con số và những hình ảnh cụ thể chúng ta đã thấy vũ trụ, các thiên hà (trong đó có dải Ngân hà của chúng ta) và các thiên thể trong vũ trụ vô cùng to lớn. Trong phần 2 này chúng ta tìm hiểu them về dải Ngân hà, cơ cấu của vũ trụ, và chủ yếu là thưởng thức vẻ đẹp và sự phong phú của vũ trụ.

1. Dải Ngân hà
         Dải Ngân hà, tiếng Anh là Milky Way, tiếng Nga -  Млечный путь,  cả hai thứ tiếng đều có nghĩa là Con Đường Sữa. Những từ này xuất phát từ thuật ngữ Hy Lạp là galaxias (vòng sữa) để chỉ thiên hà của chúng ta (nơi có Trái đất) theo hình dáng của nó trên bầu trời. Theo thần thoại Hy Lạp, thần Zeus đã đặt con trai mới sinh của mình, tên là Hercules, với một người phụ nữ bình thường lên trên bầu vú của vợ là Hera khi bà đang ngủ, nhờ thế cậu bé bú được dòng sữa thần thánh của Nữ thần và trở thành bất tử. Hera thức dậy, nhận thấy đứa bé không phải con của mình, đã đẩy nó ra và một dòng sữa từ bầu ngực phun lên bầu trời đêm, biến thành Vòng Sữa.
Chùm ảnh dưới đây cho chúng ta thấy dải Ngân hà đẹp như thế nào trên bầu trời vào những đêm không trăng, ở những nơi xa ánh đèn của các thành phố (ảnh được một người Úc yêu thiên văn chụp vào những đêm trời đep, không trăng từ miền cực nam châu Úc) :





Dải Ngân hà dần dần xuât hiện trên bầu trời Tekhat (Mỹ):

         Hình ảnh 3D của dải Ngân hà:



Tham khảo: Dải Ngân hà có hình dạng như một cái đĩa khổng lồ, với đường kính gần 100.000 năm ánh sang (một năm ánh sáng bằng gần  9500 tỷ km), chiều dày trung bình là 1000, chỗ lồi ra là 3000 năm ánh sáng. Trong dải Ngân hà có hơn 200 tỷ ngôi sao và những đám mây (thiên vân) khổng lồ chứa khí và bụi. Từ những đám mây này vẫn đang hình thành và tách ra những ngôi sao mới.  
Mặt trời và Trái đất của chúng ta ở ngoài rìa dải Ngân hà, cách trung tâm khoảng 30.000 năm ánh sáng. Chính vì ở xa trung tâm và ở một nơi “yên tĩnh” lý tưởng nên mới có sự sống trên Trái đất này. Càng vào gần trung tâm mật độ sao càng dày đặc và kích cỡ các ngôi sao càng lớn.
2. Sơ qua về cơ cấu của vũ trụ.
Vũ trụ quan sát được hiện nay là khoảng không gian vô cùng rộng lớn, chứa hơn 80 tỷ thiên hà. Dải Ngân hà của chúng ta là một trong những thiên hà đó. Song các thiên hà không trải đều khắp nơi trong vũ trụ, mà được nhóm lại trong các nhóm “địa phương”, rồi các quần thiên hà và siêu quần thiên hà. This dụ, dải Ngân hà, thiên hà Andromeda, thiên hà Tam giác  cùng với khoảng 50 thiên hà nhỏ khác tạo thành một nhóm “địa phương” nơi chúng ta đang“cư trú".
Tham khảo: (về thiên hà, số các thiên hà và số sao chứa trong các thiên hà và trong vũ trụ quan sát được):
 Đường kính của một thoên hà điển hình là 30 nghìn năm ánh sáng, và khoảng cách điển hình giữa hai thiên hà lân cận là 3 triệu năm ánh sáng. Thí dụ, Thiên hà của chúng ta có đường kính khoảng 100 nghìn năm ánh sáng, và thiên hà gần nhất Anđromea cách chúng ta khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng.
Những thiên hà điển hình bao gồm từ những thiên hà lùn với chỉ khoảng 10 triệu sao tới những thiên hà kềnh với một nghìn tỷ sao, tất cả quay xung quanh khối tâm của thiên hà.
Như vậy từ những con số trên, ước tính có khoảng một nghìn tỷ tỷ sao (1 với 21 số 0). Số thiên hà theo quan sát của kính viễn vọng không gian Hubble (Hubble Deep Field) có thể lớn hơn 80 tỷ, và số ngôi sao trong vũ trụ quan sát được có thể lên tới 300 nghìn tỷ tỷ (3 với 23 số 0)!
Dươi đây là một số hình ảnh các thiên hà trong vũ trụ:

Và đây là môt thiên vân (đám mây chứa bui và khí) trong vũ trụ:


3. Vẻ đep của dải Ngân hà và vũ trụ
Mời các bạn du hành vào vũ trụ để thưởng thức vẻ đẹp dải Ngan hà và của vũ trụ qua các video sau đây:
- Vẻ đẹp của dải Ngân hà và vũ trụ qua kính nh viễn vọng không gian Hubble (Hubble Deep Field):
 

-         Du hành vào vũ trụ (qua kính viễn vọng Hubble:)):


 

               Đến đây tạm chia tay với các bạn. Chuyện kể về vũ trụ coi như kết thúc, sau này nếu thích thì chúng ta chỉ “nhìn” những cảnh đẹp trong vũ trụ, và “nghe” những bản “nhạc vũ trụ” đi kèm. Hẹn gặp lại!.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

CLB 2N: Ca nhạc Ấn độ



Để nghỉ ngơi thư giãn ngày chủ nhật, mời các bạn nghe ca nhạc, mà lại là ca nhạc Ấn độ.
 Có thể có bạn sẽ ngạc nhiên, tại sao lại Ấn độ. Nhưng các bạn cứ thử “nghe” và đặc biệt “nhìn”, biết đâu cũng sẽ thấy thích thú. Riêng tôi thích loại ca nhạc này của Ấn độ vì mỗi một bài hát được thể hiện như một màn nhạc kịch nhỏ, có thể về một tình yêu đẹp, tràn đầy ạnh phúc giữa thiên nhiên tuyệt đẹp, nhưng cũng có thể về tính bi kịch, ngang trái của tình yêu. Một điều hay nữa là tuy người xem có thể không hiểu được nghĩa lời bài hát, nhưng vẫn dễ dàng cảm nhận được nội dung của nó qua diễn xuất của các ca sĩ, mà ở đây đồng thời cũng là các diễn viên.
Để thấy được những điều đó mời các bạn thưởng thức mấy ca khúc sau đây:
1.    Khi vẫn yêu thì hình bóng“người ấy” vẫn hiển hiện mọi nơi, mọi lúc:




2.    Yêu say đắm như thế này mà vẫn không được đền đáp. Thật bất ngờ, vì sao?!


3.    Và bây giờ là thình yêu đẹp, đầy thơ mộng giừa phong cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên:



        4. Và còn đẹp hơn ở lứa tuổi thanh xuân:

 
              Đến đây buổi sinh hoạt CLB kết thúc, chúc các bạn một ngày chủ nhật vui vẻ, thảnh thơi.



Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

CLB 2N: VŨ TRỤ (Phần 1)



LNĐ:  Tôi xin nói trước  là bài viết này (và có thể là các bài tiếp theo) không phải là một bài báo khoa học, mà nó chỉ mang tính chất câu chuyện tôi kể về vũ trụ, tuy nhiên tôi dựa trên những khái niệm và dữ liệu của khoa học Thiên văn hiện đại. Vì là “chuyện” nên tôi cho phép mình “làm tròn” những con số, tưởng tượng và so sánh. 
            Vũ trụ vô cùng rộng lớn, phong phú, phức tạp và vô cùng đẹp, vì thế chuyện về vũ trụ cũng vô cùng. Ở đây chúng ta chỉ tò mò tìm hiểu những gì hay, thích thú về vũ trụ với tính chất để giải trí là chính. Chuyện dài nên chúng ta chia ra thành nhiều phần.


PHẦN 1
  1. Vũ trụ vô cùng to lớn.
Vũ trụ rộng lớn mênh mông nên trong thiên văn học người ta phải dùng đơn vị đo rất lớn  để đo khoảng cách giữa các thiên thể (các hành tinh, các ngôi sao và các thiên hà). Đơn vị đo này là một năm ánh sáng.    
            Năm ánh sáng (tiếng Anh là light-year; viết tắt: ly) là đơn vị đo khoảng cách có giá trị bằng quãng đường mà ánh sáng vượt qua được với tốc độ gần 300.000 km/s sau thời gian một năm, , ứng với 31.557.600 giây.
Năm ánh sáng = 9.460.730.472.580 km (gần 9,5 ngàn tỷ km).
Với đơn vị đo khoảng cách to lớn này chúng ta thử xem các thiên thể trong vũ trụ cách xa nhau như thế nào:
·        Khoảng cách tử mặt trăng đến trái đất (gần 385.000 km) ánh sáng “vượt” chỉ mất khoảng hơn một giây.
·        Khoảng cách từ mặt trời đến trái đất (gần 150 triệu km) – hơn 8 phút (chính xác là 8 phút 19 giây).
            Một điều lí thú: Mặt trời xa trái đất hơn 400 lần so với mặt trăng, nhưng vì đường kính của mặt trời cũng lại to hơn 400 lần mặt trăng. Kết quả là ta nhìn thấy mặt trời và mặt trăng “to” như nhau trên bầu trời!
·         Ngôi sao gần trái đất nhất là sao Proxima Centauri cách xa chúng ta 4,22 năm ánh sáng.
·        Dải Ngân hà, là thiên hà nơi có hệ Mặt trời với trái đất của chúng ta, có bề ngang (đường kính) khoảng 100.000 năm ánh sáng.
·        Thiên hà gần nhất Andromeda (thiên hà Tiên nữ) ở xa chúng ta khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng:



Thiên hà Anđromea là thiên hà gần chúng ta nhất, nó như “anh em sinh đôi” với dải Ngân hà. Nếu nhìn từ thiên hà này về phía chúng ta thì dải Ngân hà của chúng ta cũng trông gần như thế này.
Tham khảo: Thiên hà là một tập hợp từ khoảng 10 triệu đến nghìn tỷ các ngôi sao khác nhau xen lẫn các thiên vân chứa bụi và khí. Đường kính trung bình của thiên hà là từ 1.500 đến 300.000 năm ánh sang. Khu vực gần tâm của thiên hà có kích thước ước chừng 1.000 năm ánh sáng, và có mật độ sao cao nhất cũng như kích thước các sao lớn nhất. Khoảng cách giữa hai thiên hà trung bình khoảng 300 triệụ năm  ánh sáng.
·        Những thiên hà ở những vùng sâu thẳm trong Vũ trụ có thể quan sát được ở xa chúng ta khoảng 13,7 tỷ năm ánh sáng!: 



Những hình ảnh xa nhất chụp được từ vũ trụ. Chụp bởi kính thiên văn viễn vọng Hubble Ultra Deep Field 9 (mỗi một chấm sáng hay một hình bầu dục là một thiên hà, chúng ở xa chúng ta hơn 13 tỷ năm ánh sáng).

 2. Các thiên thể trong vũ trụ cũng vô cung to lớn.
Các thiên thể trong vũ trụ là các hành tinh (như trái đất của chúng ta), các ngôi sao (như mặt trời) và các thiên hà (như dải Ngân hà, nơi có hệ mặt trời với trái đất của chúng ta). 
Để hình dung được các thiên thể trong vũ trụ to lớn như thế nào mời các bạn xem video dưới đây:


Thuyết trình phim: Đầu tiên trên màn hình các bạn nhìn thấy mặt trăng, to dần là các  hành tinh: sao Thuỷ, sao Hoả, sao Kim rồi đến Trái Đất của chúng ta, sau đấy cũng to dần là các hành tinh khác của hệ Mặt trời, hành tinh to nhất là Jupiter (sao Mộc). Iừ Mặt trời to dần lên là các ngôi sao. Ngôi sao cuối cùng là ngôi sao to nhất biết được hiện nay - sao Canís Majoris (đại khổng lồ đỏ). Sao này có đường kính gần 2.800.000.000 km (2,8 tỷ km!), để bay một vòng quanh ngôi sao này trên một chiếc máy bay hành khách với tốc độ 900 km/giờ các bạn phải mất 1100 năm! Nếu đẻ ý trên màn hình trái đất của chúng ta chỉ là cái chấm nhỏ bên trên bề mặt rộng lớn của ngôi sao này. Nhưng ngôi sao này cũng chỉ là một trong hàng trăm tỉ ngôi sao khác tạo thành  một quần thể sao có tên là dải Ngân hà, nơi có trái đất của chúng ta. 
Trong vũ trụ lại có hang tỉ những thiên hà như dải Ngân hà. Cuối phim tác giả như thốt lên: “Không, chúng ta không phải là ”trung tâm” của vũ trụ!”.
                 3. Chúng ta ở đâu trong dải Ngân Hà.
Trước hết ngôi nhà của chúng ta là Trái Đất, trái đất là hành tinh trong hệ Mặt Trời. Song Mặt Trời chỉ là một ngôi sao tầm thường trong dải Ngân Hà (tiếng Anh là Milky Way, tiếng Nga- Млечный путь, сả hai thứ tiếng đều có nghĩa là Con Đường (dòng) Sữa).
Để biết chúng ta ở đâu trong dải Ngân Hà các bạn hày hình dung một thành phố lớn vào ban đêm (Mascơva hay Tokio chẳng hạn). Nếu thế thì mặt trời của chúng ta chỉ là một bóng đèn nhỏ cháy leo lắt ở ngoài rìa thành phố đó. Càng đến gần, rồi đi sâu vào thành phố sẽ càng nhiều đèn (nhiều sao) và cuối cùng ở trung tâm tp đèn rất nhiều, tập trung cháy sáng rực (đấy là trung tâm dải Ngân hà với mật độ sao vô cùng lớn).
Video 3D sau đây cho chúng ta thấy hình ảnh Dải Ngân hà và vị trí của Mặt Trời (Sun) nằm ở đâu:
 
               Giờ chúng ta lại quay về tp lớn vào ban đêm. Nếu nhìn vê tp từ xa thì chúng ta sẽ thấy tp là một dải sáng dài và chỗ sáng nhất chắc chắn là khu trung tâm.   Tương tự như thế, vì mặt trời cùng với trái đất ở xa trung tâm dải Ngân hà (cách khoảng 30.000 năm ánh sáng) nên khi nhìn về phía trung tâm chúng ta cũng chỉ thấy một dải sáng mờ mờ chi chít sao, kéo dài khắp bầu trời từ bắc xuống nam – đấy chính là dải (sông) Ngân hà, mà từ bé chúng ta đã từng ngước mắt nhìn lên không biết chán vào các đêm hè, để cố tìm xem ở trên ấy đâu là Vịt trời, Thần nông, sao Bắc đẩu, sao Kim, sao Hoả v.v…
                Dải Ngân hà của chúng ta vô cùng to lớn và vô cùng đẹp, kì sinh hoạt CLB sau chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về thiên hà này. 
 
                 4.   Du hành vào vũ trụ.
Bây giờ mời các bạn xem video dưới đây để như được đi du lịch vào vũ trụ: 

                          
Thuyết minh phim (lược dịch lời đi kèm trên màn hình, cũng là lời thuyết minh trong phim): Chúng ta hãy tưởng tượng là con tàu vũ trụ của chúng ta khởi hành từ Mặt trời, bay với tốc độ ánh sáng (gần 300.000 km/s). Rất nhanh chúng ta đã đi qua sao Thuỷ (Mercury), sau đấy là sao Kim (Venus) và sau 8phút 19 giây tàu của chúng ta đi ngang qua Trái đất, tiếp đến là hành tinh đỏ - sao Hoả (Mars), rồi hành tinh lớn nhất – sao Mộc (Jupiter) với các vệ tinh của nó, sau đấy là sao Thổ (Saturn), sao Thiên vương (Uranus), sao Hải vương (Neptune) và sau 5 giờ 31 phút chúng ta bay qua hành tinh cuối cùng của hệ Mặt trời – Pluto.
Chúng ta đã bay được 3,5 tỷ mil và đã đạt tới ranh giới bên ngoài của hê Mặt trời. Từ đây tàu tiếp tuc bay về phía trung tâm thiên hà của chúng ta - dải Ngân hà. Ở phía sau, Mặt trời và 9 hành tinh của nó biến mất đi rất nhanh. Chỉ có ánh sáng của các ngôi sao phá tan bóng đêm của khoảng không vũ trụ, nhưng vì chúng ở rât xa nên nhìn như bất động.
 Một năm trôi qua, rồi 2,3,4 năm, chỉ đến đầu năm thứ năm cuộc du hành chúng ta mới đến được ngôi sao gần hệ Mặt trời nhất – sao Alpha  Centauri A. Chúng ta đã bay được 25 tỷ mil, tuy vậy cuôc du hành của chúng ta mới chỉ bắt đầu được rất ít. Hiện chúng ta ở cách xa Mặt trời 10 năm ánh sáng.
Sau 100 năm ánh sáng mới nhìn thấy các thiên vân đầu tiên.
Sau 1000 năm ánh sáng chúng ta có thể nhìn thấy toàn cảnh dải Ngân hà.
Sau 5 triệu năm dải Ngân hà cùng với 30 thiên hà khác trong quần thể thiên hà “địa phương’ bắt đầu từ từ biến mất ở phía sau.
Sau 50 triệu năm ánh sang chúng ta có thể gặp những quần thể thiên hà cực lớn chứa tới 2000 thiên hà.
Theo ước tính chuẩn nhất có 70 ngàn triệu triệu triệu (7 với 22 con số 0) ngôi sao trong vũ trụ.
Bay tiếp chúng ta sẽ tới vùng sâu thẳm của vũ trụ.
Mười tỷ năm sau chúng ta có thể dừng lại để quan sát cảnh vũ trụ theo lý thuyết. Vô số tỷ tỷ các thiên hà giờ nhìn chỉ là những chấm nhỏ li ti.           
Thật không có lời nào có thể diễn tả nổi sự to lớn của vũ trụ. Nếu ai không tin là có sự sống khác (ngoài chúng ta) trong vũ trụ trước khi xem video này, tôi (tác giả) hy vọng sau khi xem họ sẽ thay đổi tư duy của mình.
Buổi sinh hoạt CLB hôm nay kết thúc. Chào các bạn, hẹn gặp lại!       

           

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

CLB 2N: Video vui

Buổi sinh hoạt CLB hôm nay mời các bạn xem (xem=nhìn+nghe) mấy videoclip vui để chúng ta cũng vui, cùng cười, ít nhất là mỉm cười, cho khuây khoả, thư giãn (mà vui cười là liều thuốc phòng và chữa mọi bệnh tật, trước hêt là bệnh “già đi” đấy):

                                     1. Meo meo, dậy đi! dậy đi! tôi muốn ăn rồi:

2. Vẹt vẹt vẹt, cùng hát và cùng nhảy với tôi đi:

                  3. Một cuộc kiểm tra tâm trạng những người lái xe thích thú.
Các bạn nghĩ thế nào, những người lái xe trong một thành phố lớn nào đó sẽ thờ ơ phóng qua, hay sẵn sàng hưởng ứng thực hiên nhung đề nghị viết trên tấm biển cắm bên lìa đường?. Để biết chuyện gì sẽ xảy ra khi các xe ôtô đi ngang qua tấm biền có ghi đề nghị thực hiện các thao tác khác nhau tuỳ thuộc vào tâm trạng của người lái xe, moi cac ban xem may videoclip duoi day:
        (Dây là nhung đề nghị lần lượt được thay đổi trên tấm biển (trình tự như trong           clip):
  • Hày bóp còi pi pi, nếu bạn đang đang phải lòng ai – Бибикните, если вы влюблены.
  • Hãy nháy đèn pha xa, nếu bạn không có tiền – Моргните дальним светом, если у вас нет денег.
  • Hày bật cái gạt nước, nếu bạn đang buồn – Включите дворники, если вам скучно.
  • Hãy bật tất cả các đèn tín hiệu là xe hỏng, nếu hôm nay bạn ngủ chưa đẫy giấc – Включите аварийку, если вы не выспались.
  • Hãy cho xe quay hai vòng chỗ đường tròn, nếu bạn HẠNH PHÚC! – Проезжайте по кругу два раза, если вы СЧАСТЛИВЫ!)

4. “Năm ngón tay cũng có ngón dài ngón ngắn” – Người lùn nhất và người cao nhát thế giới:
Người lùn nhát thế giới là He Pingping, chỉ “cao” 73 cm. Người cao nhất là Svetlana pankratova, chỉ riêng đôi chân co ta đã dài 132 cm. Hai người này đến Luân Đôn để được ghi nhân vào quyển Kỷ LỤC Guinnes nam 2009.

5. Gần như clip trên – cô gái cao bình thường và cô gái cao leu ngheu (clip này dành riêng cho các cụ ông, nhất là các cụ thích “NGON MẮT”:

Nếu các bạn đã cười hoặc mỉm cười chán rồi thì thôi, còn bạn nào muốn nán lại, nhất là các bạn nữ, để vui tiếp thì xin mời xem clip “Hãy mỉm cười” sau đây:


Cuộc sinh hoạt CLB hom nay đến đây kết thúc, hẹn gặp lại các bạn vào ngày gần mhất. Chúc các bạn thứ bảy và CN vui vẻ, an lành.

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

CLB 2N: Chiều ngoại ô mascơva

Buối sinh hoạt CLB hôm nay mời các bạn thưởng thức bài hát “Chiều ngoại ô Mascơva” ( Подмосковные вечера). Tôi biết là người VN chúng ta (và cả người Trung Quốc)  đều thích nghe và nhiều khi thích hát bài này, nhưng trước hết tôi muốn tặng các bạn đã từng sống và học tập ở thủ đô Mascơva – các bạn Internat và các bạn SV học ở các trường ĐĐH Mascơva thời ấy. Mời các bạn và tất cả các bạn khác thưởng thức những videoclip dưới đây (song không những Nghe mà còn Nhìn những hình cảnh tuyệt đẹp của thủ đô Mascơva, để nhớ lại thời học simh và sinh viên tươi trẻ và cũng tuyệt đẹp của mình):
  1. Подмосковные вечера, hát bằng tiếng Nga, có lời tiếng Nga đi kèm trên màn hình:
2.  Chiều ngoại ô mascơva, mở đầu hát bằng tiếng Nga, sau đấy bằng tiếng Việt, có loi tiếng Việt đi kèm:


3. Moscow Nights, nửa đầu bài hát bằng tiếng Anh, sau đấy bằng tiếng Nga.

3.

Và trước khi ra về mời các bạn nhớ lại thời SV đầu những năm 60 thế kỷ trước. Hồi ấy chúng ta ai mà chả thích nghe nữ ca sĩ nổi tiếng Maia Kristalinskaia (Maйя Кристалинская) hát những bài ca trữ tình, nhất là bài “Yêu Anh” (Люблю Тебя). Сác bạn nghe để nhớ lại nhé, chỉ tiếc là tôi không tìm được clip “hiện đại: và đẹp hơn, nhưng trên màn hình là những hình ảnh nữ ca sĩ này (xin loi, toi khong tai duoc video nay len, cac ban vao theo duong link):

https://www.youtube.com/watch?v=Ub6q8gWrQo4

Vài lời giới thiệu thêm về bài hát "Chiều ngoại ô Matxcơva" (trích 1 đoạn từ bài trên Blog LE TIEN HOAN):

.... Một ca khúc được “cứu” khỏi sọt rác!

Năm 1955, người ta quay một bộ phim tài liệu về thể thao, và, trong bối cảnh những năm ấy, khán giả thường rất vắng bóng trên các sân vận động để theo dõi thi đấu điền kinh, những nhà làm phim sợ rằng, bộ phim sẽ không được để ý nếu không lồng vào đó đôi chút lãng mạn với những bản tình ca.
Chính vì thế, nhạc sĩ Vasily Soloviov-Sedoi (1907 - 1979) đã nhận được đơn đặt hàng: viết một số ca khúc cho bộ phim, trong đó có một bản tình ca êm dịu trên nền hình ảnh những vận động viên đang nghỉ ngơi tại một thành phố ngoại ô Matxcơva sau khi thi đấu.

Bấy giờ, nhạc sĩ Soloviov-Sedoi đang ở Komarovo, ngoại ô Leningrad. Ông đã cùng nhà thơ Mikhail Matusovsky (1915 - 1990) nhận và “làm” ca khúc theo đơn đặt hàng. Matusovsky vốn là nhà thơ viết lời cho rất nhiều bài hát trong phim, người có sở trường “lãng mạn hóa” bất kỳ một đề tài thời sự nóng bỏng nào.

Và cùng với 5 bài hát vui nhộn khác của bộ phim, “Chiều ngoại ô Matxcơva” đã ra đời với bốn khổ thơ nói về một buổi chiều hè yên tĩnh, một dòng sông đầy ắp ánh trăng bạc, một đôi trai gái tâm tình cho đến khi trời sáng. Cô gái ngước mắt nhìn người thương qua đôi bím tóc. Họ tâm tình bằng sự lặng im, chỉ có tâm hồn là nói với nhau nhiều điều.

Sau khi nghe bài hát, lãnh đạo xưởng phim tài liệu đã mời nhà thơ và nhạc sĩ đến Matxcơva dự họp. Họ bảo: “Thưa Vasily Pavlovich (Soloviov-Sedoi), đồng chí là tác giả rất nhiều ca khúc phim hay mà lần này lại viết một bài ẻo lả yếu đuối quá, nên chúng tôi không chắc là có nên đưa bài hát này vào phim hay không” (Trích hồi ký của nhà thơ Matusovsky).

Cuối cùng, người ta vẫn đưa bài hát vào phim, nhưng nó gần như bị quên lãng, không ai nhắc tới.

Có lẽ, một tác phẩm nghệ thuật cũng có số phận như một con người, cần gặp thời, gặp thế, và cần có một cơ duyên để có thể sống được. Và cơ duyên của “Chiều ngoại ô Matxcơva” chính là ca sĩ nổi tiếng - nghệ sĩ nhân dân Nga Vladimir Konstantinovich Troshin (1926-2008). Ông là người đã “cứu” bài hát này.

Theo lời kể của nhà nghiên cứu âm nhạc Iury Biryukov, tí nữa thì nhạc sĩ Soloviov-Sedoi, cha đẻ của ca khúc, đã “ném đứa con tinh thần của mình vào sọt rác” vì quá thất vọng.

Nhưng khi ca sĩ Troshin nghe được bài hát, ông lập tức thuyết phục nhạc sĩ để ông thử hát bài này. Sau đó một thời gian, khi đài phát thanh đề nghị ghi âm một số ca khúc trong phim với sự trình bày của Troshin, ông đã đề nghị được hát “Chiều ngoại ô Matxcơva” bằng được.

Và “Chiều ngoại ô…” đã gặp thêm một cơ may nữa, đó là sự ủng hộ của Viktor Knushevitsky (1906-1974), nhạc trưởng, chỉ đạo nghệ thuật dàn nhạc của đài phát thanh toàn Liên bang. Ca sĩ hồi tưởng lại:

“Sau khi hát thử hết bài, tôi hỏi Knushevitsky: - Bây giờ ta thu thật chứ?

- Đã thu âm rồi.

- Sao? Chúng ta mới hát thử thôi mà…

- Tốt cả rồi. Cậu hãy về đi, sáng mai nghe bài hát của mình. Rồi sẽ có nhiều người gọi điện cho cậu đấy.

Và đúng là, ngay sáng hôm sau ca khúc “Chiều ngoại ô… “ đã được phát… Rồi những cú điện thoại. Điện thoại của tôi bị nung bỏng cả lên.

- Bài hát kỳ diệu quá! Hay vô cùng!

Tất cả là nhờ Knushevitsky, người đã viết phối khí cho ca khúc, và điều khiển dàn đồng ca nữ kết hợp nhuần nhuyễn cùng giọng hát của tôi. Thật là thiên tài!”...........

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

CLB 2N. Hồ Thiên Nga




Xin giới thiệu: CLB 2N nghĩa là Câu Lạc Bộ Nghe Nhìn. Từ nay blog ĐVH sẽ dành hầu như tất cả “chỗ” và “thời gian” cho câu lạc bộ này. Đây là nơi tôi muốn đưa lên để сùng xem và chia sẻ với các bạn những videoclip tôi thích (và trộm nghĩ là chắc các bạn cũng sẽ thích) về các đề tài: VŨ TRỤ, TRÁI ĐẤT của chúng ta, Cảnh đẹp THIÊN NHIÊN, KHKT và tất nhiên là CA NHẠC (chủ yếu là ca nhạc  trữ tình và nhac thư dãn).
Cửa vào CLB hoàn toàn “miễn phí” – các bạn xem xong không cần phải "trả" bằng com, nhưng nếu bạn nào để lại vài lời chia sẻ cảm tưởng của mình thì sẽ xin chân thành cảm ơn. Các “bài’ (entry) sẽ không cầu kỳ, có khi sẽ chỉ là một hai clip về một khía cạnh nào đó trong các đề tài nêu trên. Thí dụ, hôm nay vẫn còn Tết nên mời các bạn thưởng thức giai điệu “Hồ Thiên Nga” của Traicovski, mà theo tôi trong chúng ta ai mà chả thích:





          Để các bạn “nán’ lại, xin mời xem điệu múa bale “Chim Thiên Nga” và nghe bài hát (có lời đi kèm trên màn hình) “Con Thiên Nga cô đơn” của nhóm Secret Garden:








Chúc các bạn tiếp tục “ăn chơi” mấy ngày Tết và du Xuân vui vẻ.