Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

CLB 2N.195 năm ngày khám phá ra NAM CỰC



1. 195 năm trước đây đoàn thám hiểm Nga đã khám phá ra lục địa Nam cực.
Ngày 28.01.1820 đoàn thám hiểm vòng quanh trái đất của Nga trên hai thuyền buồm “Phương Đông” và “Hoà bình” đã khám phá ra lục địa  Nam cực. Hai thuỷ thủ Nga Phadei Belinsgauzen và Mikhail Lazarev đã đến được vùng  Nam Georgia và đã đi sâu vào Nam băng dương. Như vậy thực chất họ đã khám phá ra lục địa Nam cực được biết như hiện nay. Ngoài ra Belinsgauzen là người đầu tiên đã bơi thuyền một vòng quanh Nam cực từ vĩ tuyến 60 đến 70 độ.
2. Nhân ngày phát hiện ra lục điạ Nam cực cách đây đúng 195 năm trong mạng có tập ảnh và những lời chú thích về sự kiện lớn này. CLB 2N giới thiệu với các bạn một số ảnh và lược dịch những lời chú thích:



ẢNH 1. Ngày 16.12 1911 nhà du hành vùng cực và là người lập nhiều kỷ lục Raul Amundsen cùng với những người đồng hành đang đứng chào Quốc kỳ Na-uy, cắm trên  điểm cực nam - Nam cực. Amundsen cùng với những người trong đoàn thám hiểm là những người đầu tiên đã đến được Nam cực (14.12.1911). Ông cùng với Oskar Visting còn là những người đã đén cả hai cực của Trái đất.



ẢNH 2. Robert Pholkon SKOTT – thuyền trưởng của hạm đội vương quốc Anh, nhà nghiên cứu vùng cực, một trong những người đầu tiên khám phá ra Nam cực, đã dẫn đầu hai đoàn thám hiểm đến lục địa Nam cực: “Diskaveri” (1901-1904) và “Terra Nova” (1912-1913). 



ẢNH 3.  17.01.1912. Trong chuyến thám hiểm lần thứ hai Skott cùng với bốn người nữa trong đoàn ngày 17.01.1912 đã đi đến được điểm cực nam – Nam cực, khi đến nơi họ đã thấy là đoàn thám hiểm của Na-uy do Raul Amundsen dẫn đầu đã đến trước chỉ mấy tuần!. Rober Skott và những người đồng hành trên đường về đã hy sinh vì lạnh, đói và kiệt sức.




ẢNH 4.   Là Nhà nghiên cứu vùng cực,  nhà nghiên cứu  các đại dương,  là bác sĩ và  nhà thể thao người Pháp, ông  Zan-batíst Sarko đứng bên cạnh bia kỷ niệm Rober Skott ở Nam cực.



ẢNH 5. Năm 1903 ông Sarko dẫn đầu doàn thám hiểm Nam cực của Pháp trên con thuyền ba buồn “ Người Pháp”. Cuộc thám hiểm này đã kéo dài gần hai năm. Sarko đã khảo sát và ghi thuật lại gần 1000 km đường bờ biển và đã chở về 75 hòm tài liệu và hiện vật cho Viện bảo tang tự nhiên Pari. Vào các năm 1908-1910 Sarko lại thực hiện cuộc thám hiểm Nam cực lần thứ hai, ngoài nhiều kết quả khác, ông đã phát hiện ra đảo đặt tên bố mình là Sarko (rộng gần 630 km vuông, cách Đất Aleksandr I 80 km), ngoài ra còn tìm thấy con sứa Scolymastra joubini là loài sinh vật sống lâu nhất trong thế giới động vật (đến 10 ngàn năm!).



ẢNH 6. 30.03.1956. Trạm “Hoà bình” – trạm nghiên cứu đầu tiên của Liên xô ở Nam cực.


ẢNH 7. 21.10.1964. Những mũi tên trên cột dựng ở trạm “Hoà bình” chỉ  bao nhiêu km đến các thủ đô lớn ở các nước trên thế giới (Moskow 14217 km, hai  cái ở dưới cùng - “Khách sạn” – 82 m, Sân bay – 953 m).

Để có khái niệm về  lục địa Nam cực mời các bạn xem hai video dưới đây:
1.    Quang cảnh băng tuyết ở Nam cực (tuy nội dung của video này là “Những gì ẩn  náu ở dưới lớp băng Nam cực”):






Lục địa  Nam cực trông  như  thế  nào  nếu  không  có lớp băng bao phủ:




Đến đây chào và hẹn gặp lại các bạn vào những kì “sinh hoạt CLB” sau.


Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

CLB 2N.THƯ GIÃN MÙA ĐÔNG





Bên nhà chưa đầy một tháng nữa sẽ Tết! mùa Xuân sẽ về, cây cối sẽ đâm chồi lẩy lộc, muôn loài hoa sẽ đua nhau khoe sắc! Nghì thế thấy nhớ nhà, nhớ HN, SG và nhớ các bạn quá! Còn bên này bây giờ vẫn đang mùa Đông và sẽ còn muà đông ít nhất đến giữa tháng ba, khắp nơi tuyết vẫn trắng xoá, lác đác có mấy cây thông màu xanh còn thì như là trong ảnh đen trắng:


Tuy vậy mùa đông cũng có cái đẹp của nó, nhất là vào buổi tối nhìn tuyết trắng trong ánh sáng của đèn đường:

Tôi rất thích đi lấy nước nguồn (“suối”), nơi có cái hồ dài rất đẹp, có nhiều chim bồ câu và đàn vịt trời. Đã hơn tuần nay trời ấm hẳm lên, xấp xỉ không độ, và nhờ có nước nguồn ngày đêm  chảy ra nên băng ở mặt hồ đã tan một đoạn:
 


 Vì thế thật bất ngờ: đàn vịt trời biến đâu mất hồi đầu tháng vì mặt hồ lúc ấy đã đóng băng hết, nay lại bay về bơi lội, kiếm ăn:



Chỉ thương những con bồ câu co ro, túm tụm trên mặt tuyết chờ ai đén ném cho mấy mẩu bánh mì:


Hôm kia (21/12/2014) “kỷ niệm” một tháng rời Quê hương bay sang đây, tôi đã ra chỗ mình yêu thích này để chụp mấy cái ảnh mùa đông “gửi về” chia sẻ với các bạn đấy!

Và  bây giờ để nghỉ ngơi thư gãn mời các bạn xem cảnh mùa đông tuyệt đẹp và nghe những giai điệu nhạc du dương đi kèm trong các video dưới đây: 

BUỔI SÁNG MÙA ĐÔNG



TUYẾT RƠI


 Và nghe âm thanh vang lên du dương trong không gian tĩnh mịch và như báo trước: muà Xuân sẽ về, muôn loài hoa sẽ nở khoe muôn màu muôn sắc:

ÂM THANH TRONG TĨNH LẶNG



Chào và hẹn gặp lại các bạn.

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

MÙA ĐÔNG NHỚ ĐATRA (phần 2)



Phần 2. Hoa ở đatra

Đến ngày 9/5 – ngày Chiến thắng (phát xít Đức) toàn đatra đã được phủ bằng một tấm thảm màu xanh tươi đẹp sau mùa đong băng giá:


Và từ thời điểm này tấm thảm xanh ngày ngày được tô điểm bằng màu sắc của đủ các loại hoa:



 và các bụi cây cảnh:



Nhưng sặc sỡ và đẹp nhất là khi  hoa MẪU ĐƠN (пионы), còn gọi là hoa Vương
( ngày xưa chỉ trồng trong vườn của vua chúa) đua nhau nở vào cuối tháng 5 đầu tháng 6:


Rồi đến hoa Cẩm chướng (гвоздика), hoa giống như hoa dong (каны) và đủ các loại hoa cúc nhung (cúc vạn tuế?) -бархатцы::

Cuối cùng đến lượt các loại hoa HỒNG:
Hoa hồng “bò” dọc bên đường đi:



Các loại hồng leo:



Và các loại hoa hồng đủ các màu:







Các loại hoa hồng nở suốt mùa hè đến tận giữa mùa thu (đầu tháng 10). Bên cạnh hoa hồng đua nhau cùng nở nhiều các loại hoa khác:





Vào những buổi trưa hè nóng bức có thể ngồi nghỉ ngơi ở chỗ này:






Đến đây mời các bạn xem video tự làm để ngắm các loại hoa ở đatra nở từ đầu mùa xuân (entry trước) và trong suốt mùa hè (trong entry này) – tất cả các ảnh trong video này là ảnh tự chụp ở đatra:

Hy vọng các bạn giờ đã hiểu và thông cảm với “nỗi nhớ bà đatra” của tôi trong những ngày đông giá rét đầy băng tuyết này!
Chào các bàn và hẹn gặp lại.




Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

CLB 2N. Vẻ đẹp bốn mùa (video thư giãn)



Trong slide-show “Thời gian” tôi nhớ có một câu “Hày đắm mình trong vẻ đẹp của thời tiết chuyển mùa hơn là ngồi tiếc nhớ xuân đã qua”. Câu này như an ủi tôi “Thôi mùa đông đừng nhớ đatra (thực ra là nhớ mùa xuân) nữa, hãy đi tìm vẻ đẹp của bốn mùa!” Xin chia sẻ với các bạn vẻ đẹp của các mùa qua các video sau đây:
         Mùa thu:


          Mùa đông:
  

      Và Mùa XUÂN!:

Còn về vẻ đẹp của Mùa hè ở đatra khi có dịp sẽ “kể” với các bạn trong entry sắp tới.Chào và hẹn gặp lại các bạn.

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

MÙA ĐÔNG NHỚ ĐATRA

                   Nhớ thì có nhớ bạn ơi,
                   Nhưng bà tôi nhớ là “bà” ĐATRA!
         ( trả lời bạn Duy Khắc hỏi trong com là “có nhớ bà nào không?”)
Đúng là tôi đang ngồi nhớ cái đatra (дача – nhà nghỉ mát ở ngoại ô, nhà vườn) của tôi ở ngoại ô, nó đang bị băng tuyết phủ kín, đứng chơ vơ một mình không được ai đến hỏi han, chăm sóc! Còn mùa xuân và mùa hè, cả mùa thu nữa, nó mới đẹp làm sao – ngập trong hoa và cỏ cây xanh tốt, dưới ánh nắng chói chang của mặt trơi, hay ánh sáng êm dịu của trăng sao. Nhớ nó quá, nhất là lại đang mùa đông lạnh giá, thôi thì viết bài “Nhớ” này để đỡ nhớ và cũng là để chia sẻ với các bạn.



Mùa đông! Các bạn có biết tiếng Ukraina gọi các tháng mùa đông thế nào không?
         - Tháng 12 gọi là ГРУДЕНЬ   , có nghĩa là tháng băng giá ( грудень -nước đóng băng),
         - Tháng một gọi là СІЧЕНЬ    , tháng rét CẮT da cắt thịt ( січ - cắt, chặt)
         - Tháng hai gọi là ЛЮТИЙ    ,  Tháng rét khủng khiếp, ác nghiệt (лютий   - tàn khốc, ác nghiệt).
         Thật vậy, sau tết dương lịch vừa rồi mấy hôm nay bên này trời rét đúng là “cắt da xẻo thịt”! Không tin các bạn xem nhiệt kế bên ngoài cửa sổ sáng 7/1:
 
Âm 20 độ đấy, ban đêm có hôm đã xuống 25 độ!
Tuy vậy hôm ấy ngồi trong phòng nhìn qua cửa số trời đã bắt đầu nắng, trông rất đẹp::
    

Trời lạnh thế này chả muốn đi đâu, chỉ còn cách ngồi thở dài, luyến tiếc mùa xuân mùa hè năm vừa rồi đã qua. Ước gì mùa xuân mau quay về, Lúc đó thì thế nào nhỉ? Chắc sẽ là như thế này: một hôm vào gần giữa tháng tư trời nắng ấm, cả nhà (thực ra có khi chỉ có hai ông bà, hay một mình) hớn hở lên xe “ĐI ĐATRA”! Đến nơi thì “ôi!” sướng biết bao khi nhìn thấy những bông hoa Đầu tiên (первоцветы  hoa đầu tiên, hoa dưới tuyết) màu xanh tím đã lác đác bắt đầu nở dưới gốc cây thông trước cổng nhà:


 Mở cổng  vào nhà, ra sân dằng sau (cũng là phía chính nhìn xuống hồ) thấy quang cảnh vườn tược sau mùa đông không lấy gì làm “đẹp mắt” lắm:


Thế này thì phải sắn tay áo lên mà dọn vườn thôi (không thể không gọi các cháu hoặc phải thuê “bọn “tây” nghiện rượu” đến giúp):

                    

                  

Sau khi don dẹp mệt nhọc, đến giờ ăn trưa được ngồi uống nước chè, ăn bánh mì với giò bên camin ( камин  - lò sưởi đốt bằng củi) với ngọn lửa hồng cháy bùng bùng ngay trong phòng khách:


Nhưng chiều tối phải lên xe quay về thành phố vì trời còn lạnh chưa ngủ lại được. Cứ như thế đi lại mấy lần mới don dẹp xong. Lúc ấy từ cửa sổ nhìn xuống đatra trông đã sạch sẽ và khá đẹp rồi:



Bắt đầu từ giữa tháng tư đến đầu tháng năm đatra dần dần “thay quần đổi
áo” muôn màu muôn vẻ - các loài hoa sống được nhiều năm qua mùa đông dưới
đất đua nhau trỗi dậy. đua nhau nở:



Rồi từ đầu tháng năm các loài cây ăn quả bắt đầu ra hoa, gần như theo thứ tự: mơ, anh đào, mận, lê. cuối cùng là táo.

Lúc ấy các cây trong vườn sáng trắng lên như được rắc lên  một lớp tuyết:


Đén thời điểm này dưới bờ hồ, dải rừng bạch dương cũng đã mặc xong bộ áo mới màu xanh tuyệt diệu:


Hồ nước xanh trong hứa hẹn một mùa câu và mùa bơi lội không gì lí thú bằng:


Chào các bạn, hẹn gặp lại!