Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

CLB 2N: Nhạc châu Mỹ Da Đỏ



TB, CN này CLB 2N mời các bạn nghe nhạc của những người da đỏ châu Mỹ. Bao nhiêu thế kỷ đã trôi qua, tưởng như những dân tộc người da đỏ - thổ dân châu Mỹ đã bị huỷ diệt cùng với nền văn hoá của họ, nhưng không! Tuy chỉ còn lại rất ít và bị đẩy lùi vào những vùng sâu vùng xa trong lục địa, họ vẫn tồn tại và nền văn hoá của họ, trong đó có ca nhạc, cũng vẫn còn và vẫn giữ được sắc thái riêng của mình. Để một phần cảm nhận được điều đó, mời các bạn xem những video sau đây, cũng là để thưởng thức, nghỉ ngơi trong những ngày nghỉ:

1.    Anaunau – bài hát của thổ dân châu Mỳ, tiếng hát vang xa và như tran hoà vào với thiên nhiên của họ:

2.    Aborada – một gia điệu man mác buồn trong khung cảnh thiên nhiên và những gì còn lại của nền văn hoá, văn minh châu Mỳ Da Đỏ: 
 

3.    Múa mưa – Ca khúc múa tuyệt diệu giữa thiên nhiên, trên những dòng suối đầy sóng và thơ mộng:

4.    Tiếng ru của gió – một giai điệu du dương, vang vọng vào núi rừng:

     Và cuối cùng mời các bạn thưởng thức một ca khúc vui, cùng với những
dáng múa rất tự nhiên của các cô gái châu Mỹ Latinh:
 

Tạm biệt và chúc các bạn TB, CN này vui vẻ, thanh bình cùng con cháu, bè bạn. Hẹn gặp lại!

8 nhận xét:

  1. Tôi rất thích bản nhạc thứ 2- Aborada.
    Cám ơn VH !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin lỗi bạn Nhật Lệ, khi đọc com của bạn không kịp trả lời ngay, hôm nay “về nhà” mới trả lời bạn. Tôi cũng thích bài Aborada hơn cả. Nói chung, tôi thích nghe ca nhạc dân tộc, trước hết dân ca VN, rồi Nga, TQ, Ấn độ, Ả Rập, xa hơn là châu Phi, châu Mỹ. Nhạc dân gian nào chả hay, vì nó nói lên được một cách rất chân thực, giản dị tình cảm, lòng thiết tha yêu cuộc sống, con người, thiên nhiên của “Dân thường” (tên bài thơ được giới thiệu trong blog 3B). Cảm ơn bạn đã vào nghe ca nhạc, chúc bạn luôn vui khoẻ..

      Xóa
  2. Mình không có năng khiêú về âm nhạc ,mới nghe bài đàu thấy gần gũi với TẦU ,các bài sau gần Tầu và Tây ,còn bài cuối thì rõ là Mỹ La tinh . ý mình muốn nói nhạc của người da đỏ không có cái đặc trưng của nó để khi phát lên ta nhận ra ngay ,bạn nào sành âm nhạc , xin giải thích giúp , rất cám ơn . Cám ơn VH chịu khó sưu tầm âm nhạc mọi miền cho chúng tôi nghe .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng xin lỗi Duy Khắc vì trả lời quá muộn. So sánh nhạc này với ai, chứ cụ bảo nghe như nhạc Tàu thì mình xin chịu. Còn “Tây” thì mênh mông, thể nào nghe chả giông giống. Đùa thế thôi, chứ khi viết “LNĐ” mình cũng đã định viết là thoạt đầu nghe nhạc “Da Đỏ” không thấy có gì khác đặc biệt lắm với nhạc hiên đại nói chung. Nhưng chắc là “thoạt đầu” và mới nghe ít bài thôi, nếu nghe nhiều và nghe đúng nhạc dân gian (không bị xào nấu lại bắng các nhạc cụ “điện tử” ), mình tin là sẽ cảm nhận được rõ rệt hơn sự khác biệt. Chúc K-H luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc.

      Xóa
  3. Tôi vốn yêu âm nhạc và thích nghe đủ loại nhạc , cám ơn Bạn đã cho nghe nhưng bài hát rất độc đáo của người da đổ châu Mỹ. Bạn ở xa Tổ quốc nhưng chúng ta vân luôn nhớ đên nhau, qua blos này gửi tới bạn những tình cảm bạn bè đằm thắm nhất. Công Lý

    Trả lờiXóa
  4. Rất cảm động, xin nhận những lời thân tình, thắm thiết của Bạn. Thời gian và không gian không thể ngăn cách, cản trở tình bạn Quế Lâm của chúng ta. Rất may là nhờ có Làng lsql và các “nhà” riêng mà khoảng cách ấy hầu như không có, vì hàng ngày chúng ta vẫn tiếp xúc với nhau, trao đổi những tình cảm, suy tư, những gì chúng ta ưa thích và những điều băn khiăn dằn vặt trong lòng. Chúc Công Lý luôn khoe mạnh, vui vẻ để còn viết nhiều những bài “tâm tình, tự chuyện” cả bằng văn xuôi và thơ.


    Trả lờiXóa
  5. Tôi viết nay biến rồi. Hôm nay máy tôi trục trặc. Chỉ thăm anh và gia đình. Chúc tất cả gia đình bình an mạnh khỏe. Chào ! .

    Trả lờiXóa
  6. Lâu lắm không vao Blog ,cứ lăn tăn lo lắng khi đọc tin chiến sự bên nớ,hôm nay "quyết " vào lại chỉ để xem anh sinh sống ra sao ? Té ra anh vân ca hát tưng bừng.Cầu mong nơi anh ở cứ yên bình như thế!

    Trả lờiXóa