Năm mới nói chuyện Tết tôi cũng xin góp vui – trình các cụ chuyện tại sao bên này người ta
cũng đón Năm mới lần thứ hai như bên mình: đón NĂM MỚI CŨ!
Lịch dương mà gần như cả thế giới đang dùng ngày nay dựa trên lịch Ulian (1) có từ năm 46 trước Công
nguyên (tCN). Trước đấy người ta dùng Lịch Cổ La mã. Nhưng đến năm thứ 46 tCN Lịch Cổ La mã đã chênh lệch với năm Mặt trời (2) những 80 ngày! Vì vậy theo lời khuyên của nhà thiên văn học người Ai cập Sozigen hoàng đế La mã Ulii Senzar đã quyết định kéo dài và coi năm 46 tCN có 445 ngày (!), rồi ba năm sau đó mỗi năm tính dài 365 ngày, đến năm thứ tư là năm nhuận (366 ngày) và cứ thế tiếp tuc. Từ đấy lịch này được gọi là Lịch Ulian.
Trong lịch Ulian một năm trung bình có 365,25 ngày, tức là dài hơn năm Mặt trời 11 phút 14 giây. Sự chênh này hàng năm tích lũy dần và đến năm 1582 sai lệch đã lên tới 10 ngày. Vì vậy giáo chủ Grigori XIII đã đưa ra quyết định: coi ngày 5.10.1582 là ngày 15.10.1582. Từ đấy lịch này được gọi là lịch Grigori và phần lớn các nước theo đạo Thiên chúa giáo ngành Catô đã chấp thuận sử dụng ngay. Các nước khác ở châu Âu mãi đến đầu thế kỷ thứ XVIII mới chịu đưa vào sử dụng. Còn nước Anh “bảo thủ” thì đến tận năm 1752 (tức sau 200 năm!) mới chụi dùng lịch này. Riêng Nga còn bảo thủ hơn - sống theo lịch Ulian đến tận năm 1918 (tức sau cách mạng tháng 10) và lúc này lịch Ulian (lịch cũ) đã chênh lệch so với lich Grigori 13 ngày. Chính vì vậy tại sao gọi là cách mạng THÁNG MƯỜI nhưng lại kỷ niệm vào ngày mồng bảy tháng mười một – vì theo lịch cũ cách mạng tháng mười (tràn vào chiếm Cung điện Mùa đông) xảy ra vào ngày 25 tháng mười năm 1917 (tức là năm ấy còn đang dùng lịch cũ)
Cũng chính vì vậy mà đến tận bây giờ ở Nga, Ukraina, Belarus (Bạch Nga) và một số nước CH Liên Xô cũ người ta vẫn còn đón Năm mới theo lịch cũ. Lịch này khác với lịch ta đang dùng 13 ngày nên Năm Mới Cũ bên này người ta đón vào 12h đêm ngày 13 tháng 1 và “mồng 1 tết” là ngày 14/1. “Tết” này người ta ăn cũng to và đón cũng không kém phần long trọng như “tết” dương lịch.Cả thế giới nhất là ở châu Âu người ta đón mừng tết dương lịch như thế nào thì các cụ đã biết cả rồi. Mà ngay ở bên ta cái tết dương này ngày càng được “VN hóa” (cũng như các ngày lễ khác như ngày Tình yêu Valenchin (14/2), ngày Lễ Giáng sinh (25/12), và ngày càng được đón mừng long trọng. Dẫn chứng cụ thể là ở đình Làng ta vừa rồi các cụ đã đón Năm mới 2010 rầm rộ như thế nào - với bao nhiêu hoa, nhạc và những lời chúc nhau thắm thiết. Vì thế ở đay tôi chỉ xin kể các cụ nghe bên này người ta đón Năm Mới Cũ như thế nào:
Cây thông cổ truyền được trang trí lộng lẫy sau khi đón Năm Mới (1/1) vẫn được giữ nguyên để đón Năm Mới Cũ. Vào tối 13/1 sau khi mặt trời lặn bọn trẻ con đua nhau tỏa đi các nhà (không phân biệt thân quen) gõ cửa, bấm chuông để xin vào chúc mừng Năm mới. Ngày xưa chỉ có bọn con trai được đi chúc, nhưng bây giờ vì cần “tiền mừng tuổi” nên cả bọn con gái cũng đi theo. Chúng vào nhà và cả bọn đồng thanh hát (đúng hơn là đọc thơ) chúc mừng Năm mới. Chúng cố hát thật to thật đều để được nhiều tiền mừng tuổi (ngày xưa có khi chỉ là bánh kẹo) trước khi ra về. Chuông cửa đến tận 9-10h tối mới hết reo, nhưng 6-7h sáng sớm hôm sau lại reo tiếp. Và những lần này bọn trẻ con vừa gieo lên sàn nhà những hạt lúa mì lúa mạch vừa hát: Chúng tôi rắc, chúng tôi gieo những hạt lúa này để Năm mới gia chủ có nhiều sức khỏe, hạnh phúc! Để năm nay mùa màng bội thu hơn năm ngoái. Xin chúc mừng Năm mới! Song đến đây vẫn chưa hết, sáng hôm sau ai đi làm (ngày 14/1 không phải là ngày nghỉ chính thức) thì bạn bè và các cộng sự lại thi nhau vừa hát vừa gieo và rắc lên nhau đầy đầu đầy cổ những hạt lúa như thế! Nói chung đến đây đón Năm Mới Cũ là xong, tôi chỉ quên là không nhắc đén bữa cơm liên hoan gia đình không kém phần thịnh soạn đêm hôm “30” (tức 13/1).
Gia đình tôi bên này cũng đón năm mới hai lần như thế, đúng hơn là được đón những ba lần-đón (đúng hơn là ăn) Tết Nguyên đán. Tôi có hai cháu gái còn nhỏ, các cháu gọi tôi là ông (tôi là em ông ngoại chúng). Cả hai cháu đều sinh ra và lớn lên ở bên này, nên năm nào chúng tôi cũng mua cây thông rồi đưa chúng nó về nhà để bà (vợ tôi) cháu trang hoàng cho cây thông thật đẹp. Đêm 31 cả nhà quây quần quanh cây thông đón mừng năm mới. Bà cháu tha hồ nhảy múa ca hát (chỉ tiếc là trong ảnh không có bà):
Nhân dip năm mới tôi xin gửi đến các cụ những bông hoa sen rất đẹp cùng với âm điệu nhạc du dương đi kèm. Mời các cụ ấn vào link Bằng trái tim để thưởng thức: Những cái đẹp nhất trên thế gian này không thể nhìn thấy được, thậm chí không sờ mó được, mà chỉ có thể CẢM NHẬN được bằng trái tim (của từng người)!.
Bằng trái tim
Chú thích: (1) Từ đây tôi xin chỉ phiên âm từ tiếng nga nên có thể không trùng với cách gọi ở VN hay quốc tế. (2) Năm Mặt trời đúng hơn là năm Thiên văn được xác định theo đường di chuyển của mặt trời trên không trung giữa các chòm sao. Nó là thời gian trái đất quay được một vòng. Chính xác là 365 ngày 6h 9 phút 10 giây. Nhưng vì hướng trục quay của trái đất không ổn định nên sau khi "trừ hao" được xác định là 365 ngày 5h 48 phút 45 giây.
______________________________
Lời bình
Han 17:38 13 thg 2 2010
Rất cảm ơn VH đã kể cho mọi người biết lai lịch chuyện lịch pháp để mọi người biết được thấu đáo . Cả chuyện năm mới cũ cùng những phong tục dân gian ở bên đó bây giờ mới biết đấy !
Han 17:38 13 thg 2 2010
Rất cảm ơn VH đã kể cho mọi người biết lai lịch chuyện lịch pháp để mọi người biết được thấu đáo . Cả chuyện năm mới cũ cùng những phong tục dân gian ở bên đó bây giờ mới biết đấy !
[img]http://blog.yimg.com/1/R9wgAWd7s5_lm03HJ..Tr.6.Dr_Qc98J0jh5O5CoWzqrGrAsO6mmpQ--/42/l/ky7PIEvHxo9VXa46.BG26w.jpg[/img]
Trả lờiXóaBài viết hay,xin phép anh mình chuyển qua trang web : www.Phucloctho.vn cho các bạn cùng đọc anh nhé.Thanks
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaTôi không thể có bất kỳ bình luận
tuy nhiên điều này là rất hữu ích
phát triển thêm
agen bola
agen bola online
judi bola
judi bola online
bandar bola online
bandar bola
bandar judi bola
bandar bola
agen betting